Theýquychếmớivềphốihợpđiềutratainạnlaođộtỷ lệ cược pháp đứco đại tá Mai Hoàng, Phó giám đốc Công an TP.HCM, từ ngày 1.1.2019 - 30.11.2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã chủ trì, phối hợp Đoàn điều tra tai nạn lao động, Viện kiểm sát nhân dân, lực lượng kỹ thuật hình sự 2 cấp đã tiến hành khám nghiệm hiện trường 291 vụ tai nạn lao động.
Đồng thời, tiến hành thụ lý, giải quyết điều tra 291 tin báo, 32 vụ án với 40 bị can liên quan tai nạn lao động làm 284 người chết và 23 người bị thương.
Quá trình thụ lý giải quyết, điều tra các vụ việc, vụ án hình sự liên quan tai nạn lao động, các đơn vị đã chấp hành quy định và thực hiện quy chế phối hợp năm 2018 giữa 3 đơn vị gồm Sở LĐ-TB-XH, Công an, Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM.
Các đơn vị cơ quan cảnh sát điều tra đã giải quyết được 276 tin báo, trong đó, khởi tố 31 vụ, không khởi tố 182 vụ, chuyển 1 vụ sang cơ quan khác có thẩm quyền, tạm đình chỉ 63 vụ vì những lý do như hết thời hạn giải quyết, chưa có kết luận trưng cầu giám định, yêu cầu định giá...
Kết luận điều tra đề nghị truy tố 25 vụ án với 38 bị can, tạm đình chỉ 4 vụ án do hết thời gian điều tra mà chưa xác định bị can. Hiện giải quyết 14 tin báo và điều tra 3 vụ án với 2 bị can.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, theo Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, đơn vị cũng đã tham mưu xử phạt vi phạm hành chính đối với 378 tổ chức, cá nhân tổng cộng 684 lỗi vi phạm.
Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Lê Văn Thinh cho biết, trong 5 năm qua Sở LĐ-TB-XH và các cơ quan liên quan, cụ thể gồm: Sở Y tế, Liên đoàn Lao động, Công an, Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM đã tổ chức thực hiện tốt quy chế phối hợp để đẩy nhanh tiến độ, chất lượng công tác điều tra tai nạn lao động.
Qua đó, giúp cho Đoàn điều tra tai nạn lao động TP.HCM kết luận các vụ tai nạn lao động nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hiệu quả, giải quyết tốt các chế độ cho người lao động.
Tuy nhiên, qua thực tiễn phát sinh cho thấy công tác phối hợp vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định, chủ yếu do có nhiều nội dung phối hợp công tác phối hợp điều tra chưa phù hợp với thực tiễn. Điều này đặt ra đòi hỏi cấp thiết cần phải có điều chỉnh, bổ sung quy chế phối hợp điều tra tai nạn lao động.
Theo ông Lê Văn Thinh, quy chế về phối hợp điều tra tai nạn lao động được ký kết hôm nay có nhiều điểm mới, như: sửa đổi về căn cứ pháp lý của quy chế; cập nhật, sửa đổi nội dung phân cấp theo đúng quy định hiện hành, quy định rõ trách nhiệm các cơ quan trong việc trưng cầu giám định kỹ thuật, quy định cụ thể thời hạn giải quyết của cơ quan cảnh sát điều tra đối với các vụ tai nạn lao động trong vòng 1 năm trở lại...
Phát biểu tại hội nghị, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, đánh giá cao những thành tích của các sở, ngành đã nêu cao tinh thần thần trách nhiệm trong việc thực tốt quy chế phối hợp, góp phần bảo đảm an sinh trên địa bàn TP.HCM.
Theo thống kê, TP.HCM là địa phương có số vụ tai nạn lao động nhiều nhất cả nước trong các năm qua. Nhưng TP.HCM đang từng bước kéo giảm các vụ tai nạn lao động, từ đó giảm dần khoảng cách so với các tỉnh, thành khác.
Qua đó, ông Dương Anh Đức đề nghị Sở LĐ-TB-XH TP.HCM chủ trì, phối hợp các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả pháp luật về an toàn vệ sinh lao động; tăng cường khả năng phân tích, dự báo, cập nhật kịp thời tình hình an toàn, vệ sinh lao động.
Đồng thời chủ động triển khai thực hiện quy chế phối hợp điều tra tai nạn lao động; tăng cường thanh, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động...
Phó chủ tịch UBND TP.HCM cũng đề nghị cơ quan công an, viện kiểm sát tăng cường tổ chức thực hiện nghiêm quy chế phối hợp điều tra tai nạn lao động; đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án tai nạn lao động, nâng cao hiệu quả, tính chính xác của hoạt động điều tra tai nạn lao động.